[C]hào mừng bạn đến với [R]Ock [F]orum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


With Rock We Are One \m/
 
Trang ChínhTrang Chính  Trang Chủ Rock ForumTrang Chủ Rock Forum  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  Upload ẢnhUpload Ảnh  

› Dự kiến mở rộng thêm 1 số kênh radio mới ! > Click here

Hiện tại forum đang trong thời gian bào dưỡng

 

 Cảnh báo về nạn bạo lực nữ sinh

Go down 
Tác giảThông điệp
TriMichael
King Of ROck
King Of ROck
TriMichael


Tổng số bài gửi : 1798
Điểm : 4268
Join date : 13/02/2009
Age : 30
Đến từ : Tp Hồ Chí Minh

Hoạt động
Kinh nghiệm:
Cảnh báo về nạn bạo lực nữ sinh Left_bar_bleue2/2Cảnh báo về nạn bạo lực nữ sinh Empty_bar_bleue  (2/2)

Cảnh báo về nạn bạo lực nữ sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảnh báo về nạn bạo lực nữ sinh   Cảnh báo về nạn bạo lực nữ sinh I_icon_minitimeSun Nov 01, 2009 7:02 pm

Những
năm gần đây vấn đề bạo lực trong các nữ sinh đang trở nên nổi cộm. Lý
do dẫn đến đánh nhau như: thấy ghét thì đánh, dám nhìn đểu nên đánh,
trả thù tình, thậm chí chẳng có lí do gì cũng… đánh.





Mới
đây, chuyện một học sinh Trung học Phổ thông (THPT) ở Đà Nẵng bị đánh
chết ngay trước cổng trường học, hay những trận hỗn chiến giữa các nữ
sinh được tung công khai lên mạng khiến cho dư luận vô cùng lo lắng khi
nó xảy ra tại một môi trường được cho là an toàn. Những sự việc như vậy
đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lệch lạc trong sự phát triển
nhân cách và những bất ổn trong tâm lý của một bộ phận học sinh hiện
nay.
Năm 2008, một cuộc khảo sát đã được tiến hành tại
hai trường THPT ở Hà Nội, với sự tham gia của 200 học sinh về tình
trạng bạo lực nữ sinh. 96,7% học sinh được hỏi cho biết, ở trường
các học sinh có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. 45% số được hỏi
cho rằng, điều đó là bình thường, 30% nói có thể chấp nhận được. Khảo
sát cũng cho thấy những lí do rất “trời ơi” nhưng lại là cái cớ để các
nữ sinh đánh nhau như: thấy ghét thì đánh, dám nhìn đểu nên đánh, trả
thù tình, người khác nhờ đánh, thậm chí chẳng có lí do gì cũng… đánh.
Cảnh báo về nạn bạo lực nữ sinh 49711109HDnuava


Đầu năm học 2007 - 2008, thầy cô trường THCS Trần
Phú (TP.HCM) nhận được thông tin một nhóm HS trong trường tổ chức trò
chơi “ bốc thăm” đánh nhau. Nếu học sinh nào có mã số trùng với lá thăm
sẽ bị… đánh vô cớ. Nếu nạn nhân là nam thì bị các “đàn anh” đánh, nếu
là nữ, sẽ có các “đàn chị” ra tay.

Điều đáng lo ngại là, trong những năm gần đây vấn đề
bạo lực trong các nữ sinh đang trở nên nổi cộm. Cách đây gần một năm,
cư dân mạng xôn xao vì những hình ảnh bạo lực của 2 nữ sinh được trích
từ một clip, theo tiêu đề của người đưa cảnh quay này lên mạng thì câu
chuyện xảy ra ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Vụ hành hung và làm nhục diễn ra
trước sự chứng kiến và đồng lõa của một nhóm học sinh khác.

Lý giải cho những hiện tượng này, TS. Phan Mai
Hương, chuyên gia tâm lý, Viện Tâm lý học Việt Nam phân tích: “Những em
gây bạo lực cho người khác thường là những người có bức bối ở trong
lòng, hoặc khi gặp vấn đề thì các em không được dạy cách giải quyết nào
khác ngoại trừ việc dùng đến bạo lực. Hơn nữa, hiện nay với sự xuất
hiện của các phương tiện hiện đại như: điện thoại di động và Internet,
những hình ảnh đáng sợ này mới được phơi bày trước công luận. Sở dĩ nạn
bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ
nghiêm trọng, một phần cũng từ sự vô tâm của những người xung quanh và
không có dấu hiệu can thiệp hoặc báo cơ quan chức năng”.

Ông Đặng Cảnh Khanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên
cứu Thanh niên cho biết: “Lỗi một phần không chỉ ở các em mà ở chính
người lớn”. Theo các chuyên gia tâm lý, nhìn sâu xa hơn về hiện tượng
này thì đây là những bất ổn tiềm tàng trong đời sống gia đình, trong
mối quan hệ cộng đồng. Khi được hỏi về “Thái độ của cha mẹ khi biết con
gái đánh nhau”, kết quả: Hơn 40% các em nói rằng bị cha mẹ mắng chửi và
đánh sau khi biết chuyện, trong khi 42,6% cho biết cha mẹ không quan
tâm đến chuyện đó.

Nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả Lê Thị Kim Dung,
Lã Thị Bưởi, Đinh Đăng Hoè cho thấy: Gần 100% học sinh phải học thêm;
85% số học sinh luôn căng thẳng tâm thần do áp lực của việc học tập;
61% trẻ luôn căng thẳng do áp lực của các kỳ thi, kiểm tra quá nhiều;
65% học sinh luôn gặp khó khăn trong học tập do khối lượng nội dung quá
lớn của các môn học. Theo PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, Trường Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn (ĐH KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội,
những rối nhiễu tâm lý ở học sinh chủ yếu xuất phát từ áp lực học tập.

Ông Trần Văn Vũ, Phó trưởng khoa 3 (Bệnh viện Tâm
thần Trung ương I) cho biết, mỗi năm, bệnh viện đón gần 4.000 bệnh
nhân, trong đó 30% là đối tượng học sinh, sinh viên. Thời điểm bệnh
nhân nhập viện đông nhất là sau mỗi lần tuyển sinh đại học.

Có một thực tế, chương trình học hiện nay quá nặng
nề khiến cho cả giáo viên cũng chỉ “quay cuồng” chạy cho kịp chương
trình, mà quên đi một điều rằng, giáo dục nhân cách được hình thành từ
chính những năm tháng phổ thông.

Nghiên cứu tại trường chuyên Quảng Bình cũng cho
thấy, có tới 95% số học sinh có rối loạn lo âu nói rằng, các bạn ấy rất
cần ai đó để chia sẻ, cần một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học
đường lắng nghe để nói lên nỗi lòng mình. Thế nhưng, tại các nhà
trường, giáo viên tham vấn chưa được coi trọng và chưa được xem là môn
học chính. Công tác giáo dục về pháp luật, đạo đức cho các học sinh
ngay từ khi mới bước vào trên ghế nhà trường còn nhiều hạn chế./.






Nguồn : http://lnk.ly/raa
Về Đầu Trang Go down
https://trimichael.forumvi.com/index.htm
 
Cảnh báo về nạn bạo lực nữ sinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thủ thuật làm mờ hậu cảnh của bức ảnh
» Trưng bày cá cảnh cực "khủng" dịp Đại lễ
» RS 09 Can Tho Doi canh vo hinh Prophercy
» Cận cảnh mẫu thử iPhone 4 64GB (mới)
» Cảnh tượng khó tin trên sa mạc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
[C]hào mừng bạn đến với [R]Ock [F]orum  :: Thư giãn - Giải Trí :: Tin tức-
Chuyển đến